Tết cửu trùngPhong tục tập quán 

Tết Trùng cửu là gì? Ý nghĩa may mắn liên quan đến số 9

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, một năm có rất nhiều ngày tết. Ngoài những ngày tết lớn như tết Nguyên đán, tết Nguyên tiêu,… vẫn còn những ngày tết khác nữa, trong đó có ngày tết Trùng Cửu. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của ngày tết này trong bài viết của xemvanmenh dưới đây nhé!

Nguồn gốc tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu có tên gọi khác là tết Trùng Dương, tết hoa cúc. Có tên gọi này bởi đây là ngày tết diễn ra vào 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Hiện nay ở Việt Nam không còn nhiều người quan tâm và biết đến ngày này. Tuy nhiên, trước đây, Trùng Cửu có ý nghĩa rất đặc biệt và mang nhiều nét đẹp văn hóa.

Trùng Cửu là ngày tết được bắng nguồn từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ thời Lý – Trần. Có rất nhiều điển tích liên quan đến ngày lễ này.

| Xem thêm: Lễ cắt trùng tang – Cách hóa giải trùng tang hiệu nghiệm nhất

Điển tích trong “Tục Tề hài ký”

Theo ký này ghi lại, vào thời Hậu Hán, có một người tên là Hoàn Cảnh đang đi theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một ngày, sư phụ bảo với Hoàng Cảnh rằng ngày 9 tháng 9 tới đây, gia đình hắn sẽ gặp tai họa lớn.

Phí Trường Phòng bảo Hoàng Cảnh, ngày hôm đó hãy đưa cả nhà lên núi cao, đưa mỗi người đeo một chiếc túi đỏ đựng thù du lên tay. Cứ lên núi uống rượu hoa cúc, thưởng ngoạn, đến tối mới trở về thì có thể tránh được tai họa.

Hoàng Cảnh nghe lời sư phụ, đưa cả nhà lên núi. Tới tối trở về nhà, các con vật trong nhà từ heo, chó, gà, ngựa đều bị dịch chết hết.

Theo đó, hàng năm, cứ đến 9 tháng 9, người ta lại tạm bỏ nhà và kéo nhau lên núi, lâu dần hình thành ngày tết Trùng Cửu.

Tết cửu trùng
Đến ngày 9 tháng 9 mọi người kéo lên núi, uống rượu, thưởng trà, ngắm cảnh thiên nhiên

Điển tích trong “Phong Thổ Ký”

Theo ký này ghi lại, vào cuối thời nhà Hạ, có ông vua Kiệt vô cùng tàn ác khiến thượng đế cũng phải chướng mắt. Vì vậy, thượng đế đã giáng xuống một trận lũ lụt lớn làm khắp nơi bị chìm trong biển nước, người chết vô số. Trận lũ này diễn ra vào ngày 9 tháng 9.

Từ đó về sau, cứ đến ngày này người ta lại kéo nhau lên núi để lánh nạn vì lo sợ thượng đế lại tiếp tục nổi giận. Vì vậy, nó trở thành tục lệ quen thuộc diễn ra hàng năm.

Dù có nhiều câu chuyện và điển tích khác nhau nói về ngày 9 tháng 9. Tuy nhiên, đến đời nhà Đường, người ta đã coi ngày này là một ngày lễ tết và gọi là tết Trùng Cửu với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Ý nghĩa ngày tết Trùng Cửu

Trùng Cửu là ngày tết có nhiều ý nghĩa thú vị:

Ý nghĩa theo con số 9.9

Theo quan niệm dân gian, số 9 là số thể hiện đỉnh cao nhất của một vòng lặp, một chu kỳ. Bất cứ cái gì đạt đến 9 đều được coi là đỉnh cao nhất, tốt nhất.

Trong khi đó, Trùng Cửu lại có sự lặp lại tới 2 số 9. Chính vì vậy, thời điểm này được coi là thời điểm đỉnh cao nhất trong năm. Ngày này mang tiết khí cao đẹp nhất trong một năm, thể hiện sự trường thọ trong cuộc sống.

ý nghĩa tết cửu trùng
Trà hoa cúc là đồ uống phổ biến được dùng trong ngày tết Trùng Cửu

Ý nghĩa của thời điểm giao mùa

Trùng Cửu vẫn còn một tên gọi khác nữa, đó là ngày tết Từ Thanh. Từ thanh có nghĩa là tạm biệt thảm cỏ xanh. Có cách gọi này là bởi vì qua ngày nay, tiết trời bắt đầu chuyển sang đông. Thời điểm đẹp nhất của mùa thu qua đi, mùa đông hoang tàn, lạnh lẽo lại tới.

Mùa đông lạnh lẽo, cây cối cũng úa vàng, mất đi sức sống, không thích hợp để đi chơi. Nên Trùng Cửu chính là cơ hội cuối để mọi người ngắm cảnh, thưởng ngoạn trong năm.

Vì vậy, hàng năm cứ đến ngày này mọi người thường rủ nhau đi ra các vùng ngoại ô. Nơi có nhiều đồi núi, cây cỏ để thưởng ngoạn. Và hít thở không khí trong lành, trò chuyện, đàm đạo cùng người thân, bạn bè.

Tết Trùng Cửu là ngày để mọi người đi thưởng ngoạn, ngắm hoa, uống rượu, đeo cành thù du. Để tạm biệt mùa thu xinh đẹp. Tuy không còn nhiều người biết đến nhưng đây là một ngày lễ truyền tải ý nghĩa văn hóa đẹp đẽ mà chúng ta nên lưu giữ.

Related posts

Leave a Comment

%d bloggers like this:
Close [X]